Nhân vật tiêu biểu [ Đăng ngày (08/12/2021) ]
Pyotr Kapitsa: Người khám phá hiện tượng siêu lỏng
Năm 1937, nhà vật lý Pyotr Kapitsa đã khám phá ra hiện tượng siêu lỏng trong lúc nghiên cứu các tính chất đặc biệt của heli ở nhiệt độ thấp. Đây là trạng thái kỳ lạ khiến chất lỏng có độ nhớt bằng không và có khả năng chảy nhưng không bị mất đi động năng.

Khi heli-4 [một đồng vị bền của nguyên tố heli] được làm lạnh xuống nhiệt độ 2,2°K, nó bắt đầu hoạt động theo một số cách rất kỳ lạ. Chất lỏng này đi qua các ống hẹp mà gần như không tạo ra ma sát, thậm chí tự leo lên thành của bình chứa và tràn ra ngoài. Mặc dù các nhà khoa học đã chú ý đến hành vi kỳ lạ này của heli-4, nhưng phải mất 30 năm sau khi heli lần đầu tiên được hóa lỏng, người ta mới phát hiện ra tính siêu lỏng của nó.

Năm 1908, nhà vật lý Heike Kamerlingh Onnes hóa lỏng thành công khí heli tại Đại học Leiden ở Hà Lan. Ngay sau đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu những tính chất đặc biệt của heli lỏng. Năm 1924, Onnes thực hiện các phép đo chính xác về tỷ trọng của heli lỏng. Ông nhận thấy khi nhiệt độ giảm xuống, tỷ trọng heli lỏng sẽ đạt cực đại ở khoảng 2,2°K.

Năm 1927, hai nhà khoa học Willem Keesom và Mieczyslaw Wolfke kết luận rằng heli lỏng trải qua quá trình chuyển pha tại nhiệt độ 2,2°K. Nhiệt độ này được gọi là điểm lambda vì đồ thị của nhiệt dung riêng trong mối tương quan với nhiệt độ giống chữ cái lambda (λ) trong tiếng Hy Lạp. Họ đặt tên cho hai pha của heli trong quá trình chuyển pha là heli I và heli II.

Mặc dù đây là những kết quả thú vị, nhưng chúng không quá đặc biệt đến mức bất kỳ ai cũng phải chú ý đến vào thời điểm đó. Mãi đến năm 1937, nhà vật lý Pyotr Kapitsa đã có một khám phá thực sự nổi bật, khi lần đầu tiên chứng minh heli II là một chất siêu lỏng. Ông công bố phát hiện của mình trên tạp chí Nature vào tháng 1/1938.

Kapitsa sinh ra tại Kronstadt, gần Leningrad (Nga) vào năm 1894. Ông là con trai của một kỹ sư làm việc cho quân đội. Ông theo học ngành kỹ thuật tại Học viện Bách khoa Petrograd. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1918, ông trở thành giảng viên ở ngôi trường này và bắt đầu tiến hành một số nghiên cứu về từ trường.

Sau khi người vợ đầu tiên và hai đứa con nhỏ qua đời vì dịch cúm năm 1921, Kapitsa chuyển đến Đại học Cambridge (Anh) để làm việc với nhà khoa học Ernest Rutherford tại Phòng thí nghiệm Cavendish. Ban đầu, Kapitsa tập trung vào nghiên cứu các phương pháp để tạo ra từ trường cực mạnh. Sau đó vài năm, ông chuyển sang nghiên cứu nhiệt độ thấp. Năm 1934, ông đã phát triển một phương pháp mới để hóa lỏng một lượng lớn heli, mở đường cho một loạt các thí nghiệm tiếp theo với chất lỏng kỳ lạ này.

Cũng trong năm 1934, Kapitsa quay trở về Liên Xô trong một chuyến thăm và dự định quay lại Đại học Cambridge. Nhưng vì những lý do không rõ ràng, ông đã bị ngăn cản và tịch thu hộ chiếu theo lệnh của Stalin. Khi biết thông tin này, Rutherford đã cố gắng giúp đỡ Kapitsa, đồng thời gửi cho ông các thiết bị từ phòng thí nghiệm của Đại học Cambridge. Sau đó, Kapitsa đã thành lập một cơ sở nghiên cứu mới ở Moscow với tên gọi Viện Các vấn đề Vật lý.

Năm 1937, trong lúc nghiên cứu tính chất dẫn nhiệt của heli lỏng, Kapitsa đã đo lưu lượng của dòng chảy khi heli lỏng di chuyển qua một khe hẹp. Kết quả mà ông thu được thật sự đáng kinh ngạc.

“Ở phía trên điểm nhiệt độ lambda, dòng chảy của heli lỏng rất hạn chế. Nhưng ở dưới điểm nhiệt độ lambda, chất lỏng chảy dễ dàng đến mức gần như không tạo ra ma sát”, Kapitsa mô tả hiện tượng thí nghiệm trong bài báo được công bố trên tạp chí Nature vào năm 1938 với tựa đề “Heli bên dưới điểm lambda chuyển sang một trạng thái đặc biệt có thể gọi là siêu lỏng”.

Cùng lúc đó, John F. Allen và Donald Misener tại Đại học Toronto (Canada) đã thực hiện các thí nghiệm tương tự về heli lỏng. Nhóm nghiên cứu đo lưu lượng của chất lỏng này khi chảy qua một ống thủy tinh hẹp và nhận thấy nó có độ nhớt cực thấp. Ngoài ra, dòng chảy gần như không phụ thuộc vào áp suất. Bài báo của họ về hiện tượng siêu lỏng được công bố trên tạp chí Nature ngay sau bài báo của Kapitsa.

Hiện nay, các nhà vật lý cho rằng heli II có thể được mô tả như một hỗn hợp gồm hai chất lỏng – một phần là chất lỏng bình thường và một phần là chất siêu lỏng, trong đó các nguyên tử đã ngưng tụ thành một trạng thái lượng tử duy nhất. Mô hình hai chất lỏng này có thể giải thích các kết quả thí nghiệm của Kapitsa, Allen và Misener.

Sau khi khám phá hiện tượng siêu lỏng, Kapitsa tiếp tục nghiên cứu vật lý nhiệt độ thấp trong vài năm tiếp theo. Trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ông đã chế tạo thiết bị sản xuất một lượng lớn oxy lỏng cho ngành công nghiệp thép của Liên Xô.

Vào thập niên 1940, ông chuyển hướng sự chú ý của mình sang lĩnh vực vật lý plasma và phản ứng nhiệt hạch. Năm 1946, ông từ chối tham gia dự án chế tạo bom nguyên tử của Liên Xô nên Stalin cảm thấy không hài lòng. Ông bị loại ra khỏi vị trí lãnh đạo của Viện Các vấn đề Vật lý và không được phục hồi chức vụ cho đến khi Stalin qua đời.

Ba mươi năm sau khi phát hiện ra chất siêu lỏng, Kapitsa đã được trao giải Nobel Vật lý cho công trình nghiên cứu về nhiệt độ thấp của mình. Ông chia sẻ giải thưởng này vào năm 1978 cùng với Arno Penzias và Robert Wilson, những người đoạt giải Nobel Vật lý nhờ phát hiện ra bức xạ phông vi sóng vũ trụ, hay bức xạ nền vũ trụ (CMB).

Mặc dù hai nhà khoa học Allen, Misener về cơ bản có cùng khám phá với Kapitsa, nhưng họ không được trao giải Nobel. Và cho đến nay, cộng đồng khoa học vẫn ghi nhận Kapitsa là người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng siêu lỏng.

Công trình nghiên cứu về heli lỏng của Kapitsa và sự hiểu biết về các đặc tính kỳ lạ của trạng thái siêu lỏng là nền tảng cơ bản cho lĩnh vực vật lý nhiệt độ thấp. Hiện tại, đây vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị khi ngày càng có nhiều trạng thái nhiệt độ thấp kỳ lạ tiếp tục được tạo ra.

Quốc Lê (Theo APS Physics)
Theo https://khoahocphattrien.vn (ntptuong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tin mới
Phát hiện mới: Uống cà phê đúng cách có thể giúp kéo dài tuổi thọ
Viện Nghiên cứu Tim mạch và Tiểu Đường Baker (Úc) đã phát hiện uống cà phê xay, cà phê hoà tan và cà phê không chứa caffein có thể kéo...
TECHFEST thúc đẩy khởi nghiệp một số lĩnh vực có thế mạnh
Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (TECHFEST) sẽ được phối hợp tổ chức cùng Tuần lễ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Thành phố Hồ...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp chuyên gia hàng đầu thế giới về chuyển đổi số
Sáng 8/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp GS. David Rogers của Trường Kinh doanh Columbia (Hoa Kỳ) - một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới...
Thúc đẩy hợp tác quốc tế về chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
Nhằm tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Australia trong lĩnh vực y tế, Hội Quân dân y Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu đổi mới y...
Giải thưởng Tạ Quang Bửu mở rộng xét tặng lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
Từ năm 2023, Giải thưởng Tạ Quang Bửu sẽ mở rộng việc xem xét trao giải thưởng cho các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa...
Tỉnh đoàn Lạng Sơn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
Vừa qua , tại thành phố Lạng Sơn, Tỉnh đoàn Lạng Sơn tổ chức vòng Chung kết cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” trong đoàn viên thanh niên tỉnh Lạng...
Đa dạng sinh học bị suy giảm do con người: Việt Nam trong top 3 châu Á
Các hoạt động của con người như mở rộng đất trồng trọt hoặc định cư đã gây ra mối đe dọa trên quy mô lớn đối với đa dạng sinh...
Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến não bộ?
Một yếu tố mới của những tác động không thể lường hết của biến đổi khí hậu đang xuất hiện – sự ấm lên toàn cầu đang tác động đến...
Việt Nam có nhiều tiềm năng, cơ hội lớn phát triển chất bán dẫn với Hoa Kỳ
Việc Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức nâng tầm quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện sẽ tạo cơ hội để khởi động những lĩnh vực...
Bảo tồn đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung
Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung đang quản lý, bảo vệ 23.296,47ha diện tích tự nhiên, nằm trên địa giới hành chính 10 xã, thuộc 3 huyện Đắk Song;...
Ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số: Ngày càng hoàn thiện, tiện ích
Sau 3 năm đưa vào hoạt động, ứng dụng VssID - bảo hiểm xã hội (BHXH) số của BHXH Việt Nam không ngừng được nâng cấp, hoàn thiện, bổ sung...
Trao Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên toàn quốc năm 2023
Chiều nay (10/11), tại Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức trao giải thưởng khoa học và công nghệ dành...
Trí tuệ nhân tạo - tương lai của ngành bệnh học tim?
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong đánh giá và điều trị bệnh tim là một trong những vấn đề được thảo luận sôi nổi nhất tại Hội nghị...
Chiến lược, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, định hướng cho phát triển và ứng dụng...
An toàn vận hành lò hơi” (An toàn lao động nhóm 3)
Nhằm cung cấp các kiến thức về kỹ thuật an toàn trong vận hành, bảo trì và sử dụng thiết bị lò hơi cho người quản lý, nhân viên làm...



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->